Đổ bê tông sàn nhà xưởng

Đổ bê tông sàn nhà xưởng 
Công ty Hoàng Gia với hơn 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi nhận thi công đổ bê tông sàn nhà xưởng, bê tông nền, bê tông dầm móng, đổ đà kiềng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp,......
Hoàng Gia Group có đầy đủ các loại Máy móc thi công: Máy xúc, máy ủi, đầm lu, máy rãi, máy xoa nền …
Cung cấp các loại bê tông thương phẩm, bê tông tươi, máy bơm đến tận chân từng công trình. 
Đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, tay nghề bài bản. 
Nặng lực: vận chuyển được 1.100 m3 vật liệu/ ngày, xoa sàn, nền bê tông, đánh bóng mặt bê tông (sika, sơn epoxy) 20.000 m2/ngày. 
Trong kỹ thuật thi công xây dựng công trình thì việc làm phẳng mặt bê tông nền hoặc sàn là công việc cực kỳ quan trọng, đóng góp một phần không nhỏ vào chất lượng chung của toàn dự án. Kỹ thuật xoa nền bê tông phẳng là công việc khá kỳ công, phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải nắm vững những nguyên tắc cốt yếu khi thi công. Có như thế mới đảm bảo được kết cấu bên vững, không bị nứt của mặt nền.

Quy trình chuẩn thi công đổ bê tông nền nhà xưởng 
Khi xây công trình cần chú ý đến kết cấu móng và nền nhà xưởng vì đây là phần chính của nhà xưởng. Phần móng và nền nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chịu lực toàn bộ công trình, đơn giá xây dựng. Vậy tại sao phần móng và nền của nhà xưởng ảnh hưởng tới chất lượng công trình và giá thành xây dựng nhà xưởng như thế?
Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất nền cứng, có cao độ cao so với cốt nền xây dựng xưởng thì khi thi công phần móng sẽ không cần tốn công gia cố móng như ép cọc bê tông, đóng cừ tràm. Ngược lại, nếu thi công móng nhà xưởng nằm trên vùng đất mềm yếu, đất bùn thì phần gia cố móng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng xưởng, kho hàng.
Riêng phần sàn nhà xưởng thì tùy theo công năng sử dụng của nhà xưởng mà đơn vị tư vấn thiết kế và thi công nhà xưởng có cách bố trí mác và kết cấu thép sàn nhà xưởng hợp lý. Bên cạnh đó, phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10,20,30 hay 50cm là đều cực kỳ quan trọng vì có những nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trong lên đến hàng chục tấn/m2, nếu nhà thầu làm mà tính toán không kỹ tải trọng thì sau một thời gian sử dụng công trình sẽ bị hiện tượng sụt nún, mất cân bằng...
Bước tiếp the là San lấp mặt bằng cát, đất, đá …, lu lèn sàn cho chặt, tạo mặt bằng tương đối phẳng. 
Lấy cốt sàn: Việc lấy cốt sàn được thực hiện bằng đo thủy bình, đo mực nước trong bình thông nhau....
Chống thấm sàn: Nhằm mục đích chống thẩm thấu hóa chất chuyên dụng hoặc các dung dịch không có lợi cho môi trường từ trên bề mặt bê tông vào nền đất và chống thẩm thấu hơi ẩm từ nền thoát lên sàn bê tông. Việc chống thấm sàn còn nhằm mục đích chống mất nước trong quá trình thủy hóa, giảm tiêu hao nước, giảm công bảo dưỡng... Việc chống thấm sàn được thực hiện bằng nhiều phương pháp, trong đó tiêu biểu là những phương án sau:
Trải lớp vải địa kĩ thuật hoặc vải PP dệt, kết hợp phủ lớp màng bitum nhũ tương
Trải vải PE đều
Trải tấm trải màng bitum cuộn dán nóng hoặc nguội. 

Đổ bê tông: Thi công đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế. Tùy theo dạng bê tông trộn sẵn (loại bê tông tươi) hay trộn theo từng mẻ, ta sẽ thu được các loại sàn có độ ổn định và lý tính khác nhau. Bê tông tươi được trộn theo tỉ lệ thành phần tiêu chuẩn và trộn nguyên khối nên độ kết dính ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay theo mẻ nhỏ. Vữa bê tông tươi có độ ổn định khá cao, lượng nước vừa đủ, giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt nền bê tông. Sau khi san gạt lấy phẳng, chờ cho tới khi bề mặt vữa có thể đi lại được (độ cứng xuyên kim tầm 1mm), mới tiến hành xoa, tạo phẳng bằng máy mài, máy xoa nền. 

Trình tự các bước thi công đổ bê tông nền nhà xưởng
Bước 1: Thống nhất với chủ đầu tư về yêu cầu của nền kho, loại sàn kho hàng. Nhất quán về cách đo độ phẳng và độ cân bằng của nền kho.
Bước 2: Chuẩn bị lắp dựng cốt pha: Sử dụng thủy bình hoặc máy kinh vĩ để định vị về vị trí và cao độ cốt pha đổ bê tông theo hồ sơ thiết kế.
Bước 3: Công tác tập kết bê tông: Cần thiết phải xác định về chủng loại (mác và độ sụt) của bê tông.
Bước 4: Rải và gạt đều bê tông   
Bước 5: Thiết bị kiểm tra bề mặt: Sử dụng thước siêu phẳng độ dài 3.05m (10 feet) để loại bỏ những vùng bê tông bất thường. 
Bước 6: Sử dụng công cụ highway straight edge đo ở góc nghiêng 45 độ theo trục đổ bê tông và theo 2 hướng của dải bê tông để loại bỏ những vùng bê tông chưa phẳng.
Bước 7: Đợi thêm đến khi bê tông đã rải đông kết, se bề mặt, thực hiên công tác gạt bỏ nước đọng bề mặt bằng hệ thống chuyên biệt, không làm ảnh hưởng đến độ phẳng đã tạo được từ các bước thi công kể trên. 
Bước 8: Xoa nền bê tông để lấy độ phẳng đều bằng máy xoa tự hành, kết hợp máy xoa nền công nghiệp với mâm xoa siêu phẳng (Super flat pan).
Bước 9: Sử dụng công cụ Highway straight edge (kích thước dài 3 – 6m) với góc nghiêng linh hoạt để hoàn thiện độ phẳng của bề mặt.
Bước 10: Hoàn thiện mặt nền bẳng máy xoa tự hành và máy xoa nền công nghiệp có gắn hệ cánh tạo phẳng mịn kết hợp đánh bóng.
Bước 11: Đo đạc: Sử dụng máy đo Fmin để đọc độ phẳng và độ cân bằng tuyệt đối của nền kho. Con số này thường được đọc trong khỏang 24 giờ kể từ thời gian đổ bê tông.